Thôi miên có rất nhiều định nghĩa tuỳ theo góc nhìn và ứng dụng.
Thôi miên là gì
Định nghĩa 1: theo Wikipedia
Thôi miên là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của đầu óc bị qua mặt và một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập.
Định nghĩa 2: Bộ Giáo dục Mỹ có một định nghĩa rất hay về thôi miên như sau:
Hypnosis is the bypass of the critical factor of the conscious mind and the establishment of acceptable selective thinking.
Định nghĩa này để dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bằng cách dịch từ sang từ thì thật khó để hiểu được nhưng nghĩa của nó chính là: thông qua trạng thái thôi miên, người ta sẽ đưa những cách nhìn và quan điểm mới cho thân chủ hay bệnh nhân của họ nếu như những quan điểm và cách nhìn này (ám thị) đúng với nguyện vọng của thân chủ. Nếu như những ám thị này mà thân chủ nghĩ là tốt cho họ và chấp nhận thì trong trạng thái thôi miên, những quan điểm và ám thị đấy sẽ đi qua phần phân tích và so sánh của ý thức hệ. và đi thẳng vào tiềm thức. Từ đó sẽ làm thay đổi những cảm nhận, cảm giác, quan điểm, tư duy và suy nghĩ tiêu cực. Và cũng chính theo quan điểm của cách định nghĩa này, thì chúng ta đã hiểu: thôi miên một người mà người ta không muốn hoặc đưa những ám thị mà họ không thích thì hoàn toàn không thể được!
Tuy nhiên định nghĩa sau đây khá đơn giản và được chấp nhận nhiều nhất:
“Thôi miên là một sự chú tâm cao độ, không quan tâm nhiều đến ngoại cảnh, trong đó ý thức nhường chỗ cho tiềm thức nổi trộn hẳn lên.”
Trạng thái thôi miên sẽ như thế nào?
Trạng thái thôi miên là một trạng thái rất bình thường và tự nhiên xảy ra hằng ngày mà ta không biết. Thí dụ khi ta lái xe mà vẫn suy nghĩ miên man về vấn đề nào đó, đến nơi lúc nào không hay. Đó là một trạng thái thôi miên. Hoặc ta chăm chú đọc một cuốn sách hay, xem một chương trình TV hay, ta đắm chìm trong đó, quên đi hết ngoại cảnh, cũng là một trạng thái thôi miên. Trung bình người ta tự rơi vào trạng thái thôi miên 7 lần một ngày. Ít nhất 2 lần trong một ngày, đó là trước khi ngủ và trước khi thức.
Trạng thái thôi miên, người ta không hề bị mê man, mà vẫn nghe biết những chuyện xảy ra xung quanh, vẫn tự chủ như thường, có một cảm giác thật thoải mái và vẫn có thể nói chuyện.
Thôi miên không hề và không thể khống chế tư tưởng người khác hay khiến họ hành động theo ý ta muốn được. Thôi miên cần có sự hợp tác giữa nhà thôi miên và đối tượng được thôi miên.
Yếu tố để một cuộc thôi miên thành công
Một cuộc thôi miên muốn thành công tuỳ thuộc vào khác nhiều yếu tố:
- Sự đồng thuận của đối tượng thôi miên. Nếu họ không muốn thì khó mà thôi miên được.
- Khả năng tiếp thu thôi miên của đối tượng: khả năng tưởng tượng, khả năng thư giãn.
- Sự tin tưởng và thân cận của đối tượng đối với nhà thôi miên và đối với hiệu quả của thôi miên.
Thôi miên có nhiều trạng thái nông sâu khác nhau. Càng sâu càng có tác dụng trị liệu, càng có hiệu quả.
3 trạng thái thôi miên
Trong trạng thái bình thường thì ý thức hệ sẽ phân tích và lọc tất cả những suy nghĩ và những ám thị mang tính thiếu logic, không chấp nhận bất cứ điều gì nếu thiếu tính logic. Trong trạng thái này, không thể liên hệ được một cách trực tiếp với tiềm thức của con người.
- Trạng thái thôi miên (thiền) nhẹ (Somnolenz): ý thức hệ đã đứng dạt lại một phần, vì người ta đang phải tập trung để ý vào một điều hay một điểm nào đó, họ vẫn đang cảm nhận được tất cả mọi điều diễn ra xung quanh nhưng đã có một con đường để tiếp xúc với tiềm thức của con người…
- Trạng thái thôi miên (thiền) trung bình (Hypotaxie): ý thức hệ đã dạt lại một phần đáng kể, mọi ám thị đã được thực hiện, thậm chí bằng cách đưa trực tiếp, tất nhiên tất cả những ám thị đưa ra lúc này kể cả là gián tiếp hay trực tiếp chỉ có thể diễn ra nếu đó là nguyện vọng của họ.
- Trạng thái thôi miên (thiền) sâu (Somnambulismus): Ở trạng thái này, ý thức hệ chỉ còn giữ một vai trò, đấy là người bảo vệ, người ta đã chấp nhận hầu hết mọi ám thị trực tiếp, ngoại trừ những ám thị làm tổn hại tới nhân cách, gây thiệt hại cho họ hoặc chạm vào luân thường đạo lý của họ. Ở trạng thái này, không được sử dụng những ám thị gián tiếp hoặc NLP.Đây là trạng thái sau trị liệu (thậm chí sau nhiều năm). Khi mà chúng ta đã thiết lập được một mối quan hệ tin tưởng với bản năng của người này thì bất cứ lúc nào, kể cả qua điện thoại, hoặc thư tín, chúng ta cũng chỉ cần nhắc đến một tín hiệu đã được thống nhất từ trước (thậm chí thân chủ chỉ cần nghĩ tới tín hiệu đã được thống nhất trước này) thì chúng ta có thể đưa những ám thị mang tính tích cực thẳng vào tiềm thức của thân chủ.
Để chữa lành tâm hồn, các bạn tham khảo thêm tại kênh Youtube : https://www.youtube.com/@Gioidinhtue
Để đọc được thêm những mẫu truyện hay, truy cập https://thoimienhoiquy.net/?playlist=171df6d&video=8d4b6a4. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ.
_________________________________________
🌴🌿☘️ Nếu bạn có thôi thúc, nhu cầu muốn thực hiện một ca Thôi miên chữa lành lượng tử/ xử lý bùa ngải hay thanh tẩy năng lượng đất đai, nhà cửa thì liên hệ với chúng tôi qua Messenger: https://m.me/thoimienhoiquy
🤔Hỏi đáp về Thôi miên hồi quy chữa lành lượng tử: Hỏi đáp
🌳 Giới thiệu về liệu pháp: Thôi miên kết nối lượng tử
2 comments
[…] 3 định nghĩa về thôi miên – Thôi miên hồi quy lượng tử – Nhóm Từ Tâ… […]
[…] 3 định nghĩa về thôi miên – Thôi miên hồi quy lượng tử – Nhóm Từ Tâ… […]