Bài viết sau sẽ tập hợp tất cả thắc mắc về thôi miên và thôi miên hồi quy lượng tử để giúp cho tất cả mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn.
Thắc mắc về thôi miên 1: thôi miên hoàn toàn không phải là ngủ
Thỉnh thoảng, các chuyên gia thôi miên có sử dụng từ “ngủ”, nhưng nghĩa của nó lại chính là sự thư giãn tuyệt đối về cơ thể và tinh thần, trạng thái mà trong thôi miên trị liệu vẫn thường có được. Trạng thái thư giãn tuyệt đối này tương tự với trạng thái khi con người ta ngủ. Chính bởi vậy mà họ dùng từ “ngủ” chứ trên thực tế, thôi miên và ngủ hoàn toàn khác nhau. Khi ta ngủ, ý thức hệ của ta hoàn toàn không làm việc. Ta không ý thức được thời gian, vị trí địa lý cũng như những điều gì đang xảy ra xung quanh ta… Nhưng trạng thái thôi miên thì lại hoàn toàn khác. Trong trạng thái thôi miên, người ta hoàn toàn biết người ta đang ở đâu, làm gì. Họ cảm nhận được thời gian, họ vẫn nghe và nhận biết tất cả những điều đang xảy ra xung quanh họ. Họ vẫn biết họ cần phải làm gì và nên làm gì. Chỉ có điều, ý thức của họ lúc đấy hoàn toàn tập trung vào những lời nói của nhà trị liệu nhằm lựa chọn và cảm nhận những điều mà họ muốn. Vì vậy, nếu trong thôi miên mà nghe thấy từ “ngủ” thì chỉ đồng nghĩa với việc là hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể và chủ động đi vào trạng thái thư giãn sâu thẳm như khi trong một giấc ngủ rất sâu mà thôi.
Thắc mắc về thôi miên 2: Bất cứ lúc nào người ta cũng đều tự ra khỏi trạng thái thôi miên
Cũng bởi vì trong trạng thái thôi miên, người ta chẳng bao giờ ngủ, cũng bởi vậy nên chưa bao giờ và cũng sẽ chẳng bao giờ có những trường hợp mà trong trạng thái thôi miên người ta không thể ra khỏi được.
Thắc mắc về thôi miên 3: trạng thái thôi miên là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên!
Kể từ ngày có loài người đến giờ, cũng đồng nghĩa với việc có trạng thái thôi miên. Chúng ta thử hình dung chúng ta ngồi trong một rạp chiếu phim và tập trung xem một bộ phim rất hay và hấp dẫn. Bộ phim mà chúng ta thích. Khi chúng ta tập trung và “thả hồn” vào đoạn phim mà chúng ta thích cũng là lúc chúng ta đang trong trạng thái thôi miên. Chúng ta vẫn biết chúng ta đang ngồi trong rạp, thậm chí chúng ta vẫn biết và cảm nhận được cái ghế chúng ta đang ngồi… Nhưng tất cả đối với chúng ta lúc ấy hoàn toàn không quan trọng bởi vì toàn bộ sự tập ý thức của chúng ta đang dồn về những gì đang diễn ra và xẩy ra trong phim. Nếu như đoạn phim đấy đang diễn ra những tình huống buồn, chia lìa hay đau khổ thì chắc chắn nhiều người trong chúng ta sẽ khóc. Tại sao lại như vậy? Đó thật ra chỉ là những hình ảnh trên màn hình. Hơn nữa những hình ảnh đó lại do các diễn viên diễn lại. Nguyên nhân nằm ở chỗ là, lúc đó, chúng ta đang trong trạng thái thôi miên, thậm chí thôi miên rất sâu. Chúng ta đã để cho những hình ảnh ấy lọt vào tiềm thức và cũng từ đây, tiềm thức của chúng ta đã tạo ra những phản ứng nơi cơ thể làm cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc này. Nhưng ví dụ trong lúc chúng ta đang khóc ấy, mà chỉ cần tín hiệu báo động cháy trong rạp, thì lập tức chúng ta sẽ bừng tỉnh và tìm đường để tự giải thoát ra ngoài. Trạng thái thôi miên là vậy, không lúc nào là không làm chủ được nó.
Tại Việt Nam chúng ta, bản chất những lời ru cũng là một phương pháp để đưa trẻ vào trạng thái thôi miên. Những người hay đọc truyện ở chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, những người hay đọc những bài bình luận trên đài, vô tuyến, cũng chính là những chuyên gia thôi miên. Chỉ có điều họ thôi miên người khác để làm gì. Ngày nay, khi nằm nghe những câu chuyện của chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, người ta vẫn cứ dễ dàng đi vào trạng thái thôi miên. Trong lúc đấy, người ta có thể đưa ra nhiều ám thị trị liệu nếu họ có khả năng. Và cũng trong trạng thái đấy, sẽ nhiều người khỏi bệnh, đặc biệt những bệnh rối loạn về thần kinh hoặc rối loạn thần kinh thực vật. Trạng thái thôi miên là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Đó là một trạng thái đặc biệt của con người chúng ta, nhưng nó chỉ xảy ra nếu đó không ngược lại với nguyện vọng hoặc ý muốn. Chúng ta luôn luôn hoàn toàn có quyền quyết định, đó là việc chúng ta tiếp nhận những ám thị đó để điều đó sẽ diễn ra thành thực tế đối với chúng ta. Và chúng ta cũng có quyền quyết định hoàn toàn không chấp nhận.
Trong trạng thái thôi miên sâu, chúng ta còn có thể giảm hoặc cắt đau từng phần trên cơ thể và thậm chí cắt bỏ toàn bộ mọi cảm giác
Một ví dụ khác nữa về trạng thái thôi miên xảy ra hàng ngày, đấy là tình huống thay đổi hình ảnh ảo, tiêu cực
Trạng thái thôi miên là trạng thái hoàn toàn an toàn (dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia).
Trạng thái thôi miên hoàn toàn không phải là ngủ và không bao giờ và cũng chẳng bao giờ là ngất xỉu để không biết gì. Trong khi chúng ta ngủ, thì cũng giống như chúng ta ngất, bởi ý thức hệ của chúng ta nghỉ hoàn toàn. Trong trạng thái thôi miên thì không phải vậy. Các chuyên gia thôi miên sẽ đề nghị chúng ta tập trung vào một cái gì đó, và chúng ta có quyền quyết định là điều đó chúng ta muốn hay không. Nói như vậy có nghĩa là, tất cả mọi sự thay đổi trong chúng ta chỉ có thể diễn ra nếu như chúng ta quyết định và chấp nhận những gì các chuyên gia họ nói và đề nghị. Còn nếu chúng ta không muốn (chỉ cần nghĩ trong đầu) thì sẽ chẳng có bất cứ điều gì xảy ra. Nhưng nếu như một người nào đó lại nói rằng thôi miên chỉ là một số kỹ thuật và không thể chữa được nhiều bệnh hoặc tác dụng của nó cũng chẳng có gì đặc biệt, thì lại hoàn toàn NHẦM LẪN TỚI THIẾU HIỂU BIẾT về thôi miên! Trên thực tế, thôi miên là những kỹ thuật, những phương pháp, những phương tiện, thậm chí là VŨ KHÍ CỰC MẠNH dùng để chữa bệnh và thay đổi những tư duy, quan điểm tiêu cực, thậm chí cả số mạng của một con người nếu người đó muốn. Còn tất nhiên nếu người đó nghi ngờ và không muốn thì sẽ chẳng có điều gì diễn ra và xảy ra. Trong trạng thái thôi miên, nếu như chúng ta nghe những ám thị mà chúng ta không thích, thì về bản chất, những ám thị ấy đã hoàn toàn không có hiệu lực. Trong những điều kiện nếu các chuyên gia thôi miên sử dụng những ám thị mạnh và trực tiếp, thì ngay lập tức chúng ta sẽ tự ra khỏi trạng thái thôi miên và hoàn toàn tỉnh táo. Nó giống như ở trên đã nói khi chúng ta ở trong rạp hát và nghe tiếng chuông báo động cháy… Ngoài ra, ngay tại những nước có những quy định rất ngặt nghèo về pháp luật, đặc biệt là trong sức khỏe như nước Đức, thì thôi miên cũng đã từ lâu được công nhận là một liệu pháp trị liệu cực kỳ hữu hiệu dành cho tất cả mọi bệnh và mọi đối tượng. Cũng chính bởi vậy, mà nó được nằm tại điều 11 của Bộ luật trị liệu và tâm lý trị liệu. (§ 11 Psychotherapeutengesetz der Bundespsychotherapeutenkammer als Therapieverfahren anerkannt).
THÔI MIÊN VÀ THÔI MIÊN TRỊ LIỆU, CŨNG NHƯ TẤT CẢ MỌI THAY ĐỔI KỂ CẢ VỀ TINH THẦN CŨNG NHƯ CƠ THỂ VẬT LÝ ĐỀU CHỈ DIỄN RA VÀ XẢY RA NẾU NHƯ THÂN CHỦ VÀ NHÀ TRỊ LIỆU CÙNG KẾP HỢP CHẶT CHẼ.
Nhà thôi miên trị liệu có tác động trong việc trị liệu giống như một nhà tư vấn hay một huấn luyện viên, và trong nhiều trường hợp thì giống như một hướng dẫn viên. Anh ta biết là cần phải làm thế nào thì người ta sẽ đạt được trạng thái đấy, cũng như anh ta biết làm thế nào để con người ta có thể thay đổi. Trong khi trị liệu, anh ta chỉ có hướng dẫn, đưa ra những đề nghị, đôi khi là yêu cầu, để cho thân chủ làm theo. Nếu thân chủ nghe và tự nguyện làm theo thì mọi thay đổi bắt đầu diễn ra.
Thắc mắc về thôi miên 4: Cảm giác cơ thể khi chúng ta trong trạng thái thôi miên như thế nào?
Khi chúng ta đã có kinh nghiệm thì chúng ta sẽ cảm nhận được ta đang ở trạng thái thôi miên sâu ở khoảng độ nào. Nhưng nếu như những lần đầu tiên mà chúng ta trải nghiệm trạng thái thôi miên, mà nhất là chúng ta lại cứ tưởng thôi miên như những gì mà trước đây báo chí, thậm chí phim ảnh đã từng dựng lên, thì chúng ta sẽ hoàn toàn thất vọng bởi trạng thái thôi miên, người ta sẽ cảm nhận thấy hoàn toàn tự nhiên. Chỉ có điều, cơ thể thư giãn, nhưng những lần đầu thì không phải người nào cũng cảm nhận ngay được, bởi chúng ta hoàn toàn tỉnh về tinh thần, nghe được tất cả, cảm nhận và biết tất cả.
Thắc mắc về thôi miên 5: Những người nào có thể vào được trạng thái thôi miên
Tất cả những người có chỉ số thông minh bình thường đều có thể vào được trạng thái thôi miên. Ngày xưa, qua nghiên cứu, người ta cho rằng chỉ có khoảng 20% con người có thể vào được trạng thái thôi miên. Sau đó lại có những nghiên cứu cho rằng khoảng 25% con người không thể vào được trạng thái thôi miên. Nhưng đến ngày nay, người ta đã biết là những nghiên cứu đó hoàn toàn không đúng bởi bản chất các nhà nghiên cứu cũng như những người tham gia trong quá trình nghiên cứu đã hiểu không đúng về trạng thái thôi miên. Ngoại trừ những người có những chỉ số thông minh quá thấp, hoặc những người đang bị những căn bệnh về thần kinh mà không còn hiểu được nữa, thì ngoài ra, nếu họ muốn và lắng nghe, đồng thời làm theo những chỉ dẫn của các chuyên gia thì họ đều vào được trạng thái thôi miên. Bởi trong thôi miên trị liệu, bản chất mọi hướng dẫn của các chuyên gia đều hướng dẫn họ cho họ tự thôi miên họ mà thôi. Các chuyên gia thực ra cũng chỉ dùng lời nói để hướng dẫn, còn thân chủ sẽ quyết định có nghe và làm theo hay không. Nó giống như khi chúng ta khiêu vũ vậy. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn, nhưng buổi khiêu vũ chỉ thành công nếu như chúng ta làm theo. Và thôi miên cũng vậy. Nếu chúng ta nghe và làm theo thì chúng ta sẽ vào được trạng thái thôi miên, đồng thời qua đó, chúng ta sẽ làm thay đổi những điều nơi cơ thể và tinh thần theo nguyện vọng mà chúng ta mong muốn.
Thắc mắc về thôi miên 6: Phương pháp thành công trong thôi miên trị liệu
Trạng thái thôi miên càng sâu bao nhiêu, thì tất cả mọi giác quan của chúng ta lại càng được kích hoạt và tinh tế bấy nhiêu. Lúc ấy, ý thức của chúng ta nhận một nhiệm vụ khác, đó là nhiệm vụ của người bảo vệ. Nó bảo vệ cho cả phần trí tuệ, cơ thể và tinh thần chúng ta. Trong khi chúng ta ở trạng thái thôi miên và nhận được 1 câu ám thị, lúc ấy chúng ta sẽ nghe rõ hơn bất cứ bao giờ. Trong trạng thái thôi miên khi chúng ta nghe được những câu ám thị thì chúng ta có 4 khả năng lựa chọn, bằng những sự lựa chọn này, chúng ta sẽ quyết định cho ca trị liệu cũng như những nguyện vọng của chúng ta thành công hay không thành công. Cũng chính bằng những suy nghĩ của chúng ta lúc đó, chúng ta đã quyết định một cách hoàn toàn vô tình, đó là cho phép những ám thị đấy đi qua vành đai phân tích và so sánh để vào tiềm thức, làm cho chúng ta thay đổi và đạt được mọi nguyện vọng của chúng ta như điều mà chúng ta đang muốn. Hay đẩy tất cả những ám thị đấy ra, không chấp nhận. Và trong trường hợp này thì sẽ chẳng diễn ra bất cứ điều gì. KHÔNG THAY ĐỔI!
4 khả năng lựa chọn là:
- Khả năng 1: Chúng ta nghe những câu ám thị và nghĩ: “mình rất thích điều này, chắc chắn mình sẽ thay đổi được”. Cảm giác thích này chính là quyết định của chúng ta cho phép câu ám thị đi qua vành đai phân tích và so sánh và đi thẳng vào tiềm thức, và sự thay đổi bắt đầu diễn ra kể từ lúc ấy một cách hoàn toàn vô thức.
- Khả năng 2: Chúng ta nghe những câu ám thị, nhưng ta lại cảm thấy nó không đúng nguyện vọng của ta, hay ta cảm thấy nó không hoàn toàn đúng với luân thường đạo lý mà ta cho là nó đúng, hay ta nghĩ đó không đúng với quan điểm mà ta muốn… Tất cả những câu ám thị dù là bằng lý do nào nhưng chỉ cần có một tí mà ta cảm thấy không thích, hoặc không muốn thì lập tức nó tự động bị vành đai phân tích và so sánh đẩy ngược trở lại. Trong trường hợp này, không diễn ra và cũng chẳng thay đổi bất cứ điều gì!
- Khả năng 3: Khi chúng ta nghe được câu ám thị, nhưng tinh thần của chúng ta lại hoàn toàn thờ ơ (vô tình và trung lập). Lúc đó ta nghĩ rằng, thế nào cũng được, kể cả điều đó đến hay không… Bằng suy nghĩ này lúc đấy, cũng đồng nghĩa với việc câu ám thị đó đã tự động bị vành đai phân tích và so sánh đẩy ngược trở lại. Trong trường hợp này, không diễn ra và cũng chẳng thay đổi bất cứ điều gì!
- Khả năng 4: Khả năng lựa chọn cuối cùng và đó cũng chính là lý do tại sao nhiều chuyên gia thôi miên lại không đạt được những kết quả cao như họ muốn, bởi vì họ không hoặc chưa kiểm tra kỹ những suy nghĩ cản trở và quan niệm của thân chủ của họ với thôi miên. Nếu như chúng ta có quan niệm sai hoặc có quan niệm chưa chính xác về thôi miên thì có thể chúng ta nghĩ, ví dụ: trong trạng thái thôi miên, chúng ta nghe được câu ám thị và chúng ta nghĩ: “điều này nghe cũng thích, hi vọng rằng nó có tác dụng với mình, nếu được thì cũng tốt, còn nếu không…”. Trong trường hợp này, thì câu ám thị cũng bị vành đai phân tích và so sánh đẩy ngược trở lại! Sự hi vọng cũng đồng nghĩa với việc thử và nó sẽ dẫn đến sự thất bại. Chúng ta hãy thử hình dung, trong trường hợp nào đó, nếu chúng ta hoặc người khác nói với chúng ta rằng, “tôi sẽ thử cố để tuần tới tôi sẽ trả anh hết số nợ cũ”. Sự thử trong trường hợp này thông thường đồng nghĩa với việc thua hoặc là bó tay… Trong trạng thái thôi miên, nếu chúng ta nghĩ rằng hi vọng, hoặc thử, thì tất cả những câu ám thị đều bị vành đai phân tích và so sánh ngăn cản và đẩy ngược trở lại, và cũng đồng nghĩa với việc hoàn toàn không diễn ra và cũng chẳng thay đổi bất cứ điều gì! Những câu ám thị chỉ có thể diễn ra và tạo nên những sự thay đổi thực sự cho chúng ta nếu lúc đó chúng ta nghĩ: “điều này mình rất thích, chắc chắn nó sẽ đến với mình…”.
Thắc mắc về thôi miên 7: Trong trạng thái thôi miên, người ta có nói hoặc khai báo những điều họ không muốn nói hay không?
Có một số người, đến tận bây giờ, vẫn còn tin rằng các chuyên gia thôi miên khả năng làm cho họ phải làm tất cả những điều mà mấy “ông” chuyên gia thôi miên kia muốn. Khi chúng ta nghe thấy những nhận xét kiểu này, thì tự chúng ta sẽ biết họ là ai, và họ đã có những kiến thức gì về thôi miên. Trên thực tế, chúng ta chỉ cần xem phần trên về 4 khả năng lựa chọn trong trạng thái thôi miên. Những câu ám thị của các chuyên gia thôi miên đúng là sẽ diễn ra thực sự, sẽ làm cho chúng ta thay đổi kể cả về cơ thể hay tinh thần của chúng ta, và cũng như ở phần trước đã nói, thậm chí thay đổi cả số phận. Nhưng điều kiện lại phải là lúc đấy chúng ta nghĩ mình rất thích điều này, chắc chắn điều này sẽ diễn ra với mình. Còn ngoài ra, thì không ai có thể ép buộc được mình, và cũng không chuyên gia nào có thể kiểm soát được mình nếu mình không đồng ý. Chính chúng ta là người phải chịu trách nhiệm để cho những ám thị ấy có thành công và diễn ra hay không. Chỉ có chúng ta mới là người có trách nhiệm và mới có quyền cho phép câu ám thị đấy có vào được tiềm thức của chúng ta hay không. Có nghĩa rằng, đơn giản là chúng ta có thích và tin rằng câu ám thị đấy có diễn ra hay không.
Trong sách, truyện, và một số phim ảnh mà nhiều khi chúng ta nghe được và nhìn được một số người nói với nhà thôi miên tất cả những điều bí mật mà đúng ra bình thường họ không muốn nói… Nhưng thực tế lại ngược lại, vì trong trạng thái thôi miên, đúng ra chúng ta lại tỉnh táo hơn lúc ở trạng thái bình thường vì ý thức hệ lúc đấy chỉ làm chuyên trách 1 nhiệm vụ bảo vệ. Chính bởi thế, chúng ta hoàn toàn chủ động là chúng ta sẽ nói những gì hoặc làm những gì. Nếu như nơi sâu thẳm của chúng ta, chúng ta không muốn nói hoặc kể điều gì, thì ngay cả khi ở trạng thái thôi miên sâu, chúng ta cũng không nói. Không một chuyên gia thôi miên nào có thể lừa để chúng ta nói những thông tin bí mật mà chúng ta không muốn tiết lộ.
Tham thảo bài viết về: Thôi miên là gì
Để chữa lành tâm hồn, các bạn tham khảo thêm tại kênh Youtube : https://www.youtube.com/@Gioidinhtue
Để đọc được thêm những mẫu truyện hay, truy cập https://thoimienhoiquy.net/?playlist=171df6d&video=8d4b6a4. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ.
_________________________________________
🌴🌿☘️ Nếu bạn có thôi thúc, nhu cầu muốn thực hiện một ca Thôi miên chữa lành lượng tử/ xử lý bùa ngải hay thanh tẩy năng lượng đất đai, nhà cửa thì liên hệ với chúng tôi qua Messenger: https://m.me/thoimienhoiquy
🤔Hỏi đáp về Thôi miên hồi quy chữa lành lượng tử: Hỏi đáp
🌳 Giới thiệu về liệu pháp: Thôi miên kết nối lượng tử