“Trong hình hài của một người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ bên trong” chất chứa những tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành. Đứa trẻ mà bạn đã từng là, vẫn còn tồn tại trong con người bạn.”
“Đứa trẻ” tồn tại bên trong mỗi người như thế nào?
Đứa trẻ bên trong mỗi người chính là đứa trẻ nội tâm, bản chất thật, chân thực, tinh khôi của mỗi người. Đây cũng là phần chứa đựng sự vui tươi tràn đầy sức sống, khả năng sáng tạo, sự bình an của nội tại bên trong tiềm thức, sâu thẳm nơi tâm hồn.
Mỗi đứa trẻ đều có những ký ức về tuổi thơ riêng biệt. Và tuổi thơ ấy có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự hạnh phúc ngọt ngào hay tổn thương, đau buồn, cô đơn. Giống như lớp vỏ trong cùng của củ hành tây, cứ mỗi tổn thương lại giống như một vết trầy xước hằn lên những tổn thương khác.
Theo thời gian, các lớp vỏ chứa đầy những nỗi buồn, sự cáu giận, tủi thân, mất lòng tin, bị bạo lực… cứ thế được một lớp vỏ khác bọc lên che lấp đi. Củ hành tây lớn lên giống như sự trưởng thành, trải nghiệm của con người, nhưng những vết trầy xước, tổn thương năm xưa thì vẫn nằm lại ở lớp vỏ bên trong đó.
Đứa trẻ bên trong mỗi người bị tổn thương thời thơ ấu sẽ cảm thấy xấu hổ và muốn che đậy những cảm xúc của mình để sống sót.
Ví dụ như, đứa trẻ khi xưa được dạy là phải học thật giỏi những môn như toán, lý, hoá thì mới có tiền đồ, mới kiếm được nhiều tiền, mới giàu sang… Thì khi lớn lên, bạn sẽ có xu hướng che giấu sở thích với một lĩnh vực khác như văn học, lịch sử hay mỹ thuật, âm nhạc…
Bạn bị người thân, bạn bè hay bất cứ ai tự lập trình và xây dựng niềm tin rằng những môn học khác không tốt, không thú vị và không nên đầu tư thời gian học chúng. Từ đó hình thành những dồn nén trong cảm xúc và che giấu sở thích, chính kiến… của riêng mình.
Những người bị tổn thương đứa trẻ bên trong quá lớn nếu không được chữa lành sẽ mang nhiều mặc cảm, nỗi sợ, sự dằn vặt, rối loạn tâm lý, cảm xúc trong cuộc sống. Giống như khi cơ thể bị một bệnh lý nào đó thì cần phải điều trị tận gốc để nó không tái phát và làm ảnh hưởng đến cuộc sống một lần nữa.
Nếu cứ dồn nén những tổn thương ấy, tích tụ dần thành một khối khổng lồ khiến con người trưởng thành dễ trở nên nóng giận, bất ổn về tâm lý, khó kiềm chế cảm xúc và không điều khiển được bản thân. Đứa trẻ bên trong chất chứa quá nhiều thương tổn và giận giữ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Hiện nay rất nhiều các trường hợp stress mệt mỏi, trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tâm sinh lý… đều xuất phát từ nguyên nhân là do chính bản thân mỗi người. Bản thân tự nảy sinh mâu thuẫn, không thể giải tỏa những căng thẳng, tha thứ cho bản thân, kết nối với đứa trẻ bên trong dẫn đến không hiểu mình và quên mất cách yêu thương bản thân.
Dấu hiệu nhận biết đứa trẻ bên trong bị tổn thương
Một người sở hữu đứa trẻ bên trong đau khổ và tổn thương nặng nề thường sẽ có những thiếu sót trong cách hành xử và bị những buồn bã, tổn thương ấy làm ảnh hưởng đến tinh thần sống, hoạt động, làm việc ở hiện tại và tương lai.
Những người bị tổn thương đứa trẻ bên trong thường có những dấu hiệu như:
- Cảm thấy có gì đó không ổn với chính bản thân mình
- Cảm thấy lo lắng bất cứ khi nào làm điều gì đó mới mẻ
- Có xu hướng làm hài lòng mọi người, thiếu bản sắc riêng
- Thích tích trữ mọi thứ và khó buông bỏ
- Cảm thấy không đủ tư cách là phụ nữ hay đàn ông
- Coi mình là tội nhân khủng khiếp và xuất hiện cảm giác sợ xuống địa ngục
- Xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ như: buồn bã, khóc lóc, tức giận
- Được định hướng để trở thành một người siêu thành công
- Cứng nhắc và cầu toàn
- Liên tục chỉ trích bản thân vì những thiếu sót
- Rất hiếm khi nổi điên nhưng khi nổi điên thì rất kinh khủng
- Xấu hổ về chức năng cơ thể của bản thân
- Có trách nhiệm với người khác hơn bản thân mình
- Sợ hãi bị bỏ rơi, thường làm bất cứ điều gì để níu kéo mối quan hệ
- Có xu hướng tránh xảy ra xung đột bằng mọi giá
- Không tin tưởng vào bản thân hay bất cứ người nào khác
- Chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với cha, mẹ mình
- Gặp khó khăn khi nói lời từ chối, thường nói đồng ý khi trong lòng cảm thấy không thoải mái.
Nguyên nhân nguồn cội của sự tổn thương đứa trẻ bên trong
Hầu hết, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều có nhu cầu về một môi trường sống giàu tình yêu thương, có sự quan tâm, chăm sóc của cả bố và mẹ để không cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, đứa trẻ luôn muốn được chú ý để cảm thấy có giá trị, nhận được những phản hồi tích cực, động viên để có động lực thực hiện những điều chúng muốn. Nhưng ngay từ giây phút bị chối bỏ, phủ nhận, sỉ nhục, không chấp thuận hay chê bai, trách móc… diễn ra, nó đã hình thành những tổn thương vào sâu bên trong tiềm thức của đứa trẻ.
Những nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương đứa trẻ bên trong như:
- Sự độc đoán, nghiêm khắc, phán xét cực đoan, trừng phạt
- Ngược đãi về tinh thần, thân thể, bạo lực
- Thiếu công bằng, không được công nhận
- Ảnh hưởng bởi những lời nói mang tính sát thương
- Bạo lực gia đình, học đường
- Hoàn cảnh gia đình: ly hôn, mâu thuẫn, …
- Bị phản bội khiến niềm tin tan vỡ
- Sỉ nhục, trách móc, chê bai, so sánh…
- Bị bỏ rơi và thiếu tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc
Tại sao phải “chữa lành đứa trẻ bên trong”?
Phần đa các gia đình trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam chưa cung cấp và hỗ trợ cho các nhu cầu lành mạnh của những đứa trẻ dẫn đến hậu quả là quá trình phát triển thần kinh cùng tâm lý bình thường, lành mạnh của con trẻ từ giai đoạn sơ sinh cho đến trường thành bị gián đoạn. Hạnh phúc không phải là thứ con người đạt được.
Hạnh phúc, bình yên hay thanh thản là trạng thái tự nhiên của chính mỗi người. Ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp những cảm xúc trải nghiệm, phía sau những mâu thuẫn của nội tâm thì sự thanh thản vẫn luôn ngự trị. Việc tìm ra nguyên nhân nguồn cội và phương pháp chữa lành những tổn thương mà đứa trẻ bên trong đang chịu đựng hằng ngày và giải quyết nó chính là phương pháp giúp con người nhận ra giá trị của mình, hiểu yêu thương bản thân hơn.
Nếu không chữa lành đứa trẻ bên trong kịp thời con người khi trưởng thành với những đau thương thường sẽ tự ti, mặc cảm, hổ thẹn, sợ hãi, thậm chí tê liệt tinh thần và mắc phải các vấn đề tâm lý nặng nề, thậm chí có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và tự làm hại chính mình. Không chỉ vậy, những cảm xúc bị kìm nén quá lâu khiến con người trưởng thành có khuynh hướng nuôi dạy con trẻ theo cách mà từ bé đã từng ao ước, mong muốn.
Chữa lành đứa trẻ bên trong giúp mọi người đón nhận cảm xúc của bản thân, đón nhận tổn thương, chấp nhận những ưu, khuyết điểm mình có. Trở thành người trưởng thành biết tôn trọng và chăm sóc nhu cầu riêng, từ đó sống tích cực và vui vẻ hơn.
Làm cách nào để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn?
- Tha thứ và biết ơn: để hàn gắn những vết thương lòng của một đứa trẻ mỗi người đều phải kiên nhẫn, bao dung, tha thứ và biết ơn để lắng nghe tâm tư của đứa trẻ bên trong mình.
- Chấp nhận và đối diện cảm xúc: việc từ chối những tổn thương làm con người chìm đắm trong nỗi buồn và mãi chỉ muốn chạy trốn nó. Hãy học cách chấp nhận và quan sát cảm nhận của mình trước khi phán xét.
- Trò chuyện với đứa trẻ trong vô thức: trò chuyện với đứa trẻ bên trong để kết nối với nguyên nhân gây ra nỗi ám ảnh, bằng cách viết nhật ký để tâm sự với chính mình, giải tỏa những niềm đau và năng lượng tiêu cực.
- Thiền định: thiền định giúp tâm trí tĩnh lặng, bình an và sống trong những ký ức ấy.
- Cho phép bản thân làm những việc mình thích khi còn nhỏ: thử làm những điều ngày bé bạn thích làm mà chưa được làm hoặc chưa có cơ hội làm. Một điều gì đó mới mà bạn vẫn muốn thử…
Tâm lý trị liệu – giải pháp tuyệt vời để chữa lành đứa đứa trẻ bên trong
Thôi miên hiện kiếp hay Inner Child healing là phương pháp “chữa lành đứa trẻ bên trong” vô cùng hiệu quả.
Đối với việc chữa lành đứa trẻ bên trong, liệu pháp của chúng tôi có thể giúp giải tỏa những năng lượng tiêu cực, kết nối với chính bản thân để chấp nhận tổn thương, tha thứ và bao dung để ôm ấp đứa trẻ bên trong vào lòng. Liệu pháp có khả năng chữa lành đứa trẻ bên trong đang tủi thân, giận dữ, buồn bã, đang phải kìm nén những cảm xúc tiêu cực để che giấu tổn thương, từ đó biết cách dành thời gian để trò chuyện, lắng nghe, tiếp xúc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy đúng cách.
Để chữa lành tâm hồn, các bạn tham khảo thêm tại kênh Youtube : https://www.youtube.com/@Gioidinhtue
Để đọc được thêm những mẫu truyện hay, truy cập https://thoimienhoiquy.net/?playlist=171df6d&video=8d4b6a4. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ.
_________________________________________
🌴🌿☘️ Nếu bạn có thôi thúc, nhu cầu muốn thực hiện một ca Thôi miên chữa lành lượng tử/ xử lý bùa ngải hay thanh tẩy năng lượng đất đai, nhà cửa thì liên hệ với chúng tôi qua Messenger: https://m.me/thoimienhoiquy
🤔Hỏi đáp về Thôi miên hồi quy chữa lành lượng tử: Hỏi đáp
🌳 Giới thiệu về liệu pháp: Thôi miên kết nối lượng tử